Ấn Độ giáo Hình tượng con voi trong văn hóa

Trong văn hóa Ấn Độ giáo thì con voi là hình tượng phổ biến. Voi là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo vì nó là vật cưỡi của thần Inđra hay còn gọi là Thần Sấm sét - Thần Chiến tranh hay Thần Hộ mệnh). Hình tượng voi trong kiến trúc được thể hiện rất phong phú, sinh động với nhiều tư thế khác nhau, mang ý nghĩa tôn giáo, voi thường được khắc tạc cùng với thần Inđra. Người Chăm ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thường khắc tạc voi với nhiều loại hình như tượng, phù điêu, đất nung trang trí…[6] Trong thánh ca tiếng Phạn của người Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, con voi là động vật duy nhất có tay, đây là biểu tượng của sự cho đi và nhận lại. Một nguyên nhân nữa khiến voi là biểu tượng của sự giàu có và may mắn là bởi chỉ các gia điình giàu có, quý tộc ở Ấn Độ xưa mới có voi. Voi chính là một biểu tượng của giai cấp, phân biệt giàu nghèo trong xã hội.[7]

Tượng voi trong lãnh sự quán Lào, voi là biểu tượng quốc gia của Lào

Trong Ấn Độ giáo voi ở một dạng được thần thánh hóa có tên gọi là Ganesa vị thần đầu voi mình người được tôn sùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực, có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này. Ganesa là vị thần tùy hành của thần Siva trên núi Kailasa, do thần Siva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình biến thành. Ganesa do Parvatti sáng tạo ra, do có sự cố nên cái đầu rụng mất, thần Visnu thương hại chắp cho một cái đầu voi, cho nên thần được thể hiện mình người đầu voi. Người ta coi Ganesa là vị phúc thần ban nhiều điều tốt lành, vì vậy vị thần này còn được nhân dân nhiều nơi ở các nước châu Á tôn thờ như Giava, Tây Tạng, Ấn Độ, Nhật Bản, Chăm…[6] Hình tượng voi còn được thể hiện dưới hình dạng một vị thần khác với tên gọi là Gajasimha vị thần đầu voi mình sư tử. Đây là loài thú lưỡng hợp có sức mạnh vô song, kết hợp sức mạnh của sư tử (hóa thân của thần Visnu) và voi của thần Inđra.[6]

Đặc tính chính của voi là sức mạnh và tính kiên định của nó. Vì vậy nó trở thành biểu tượng của sức mạnh vật lý và tâm thức, cũng như trách nhiệm và tính chân chất. Trong thần thoại Ấn Độ, chúng ta nghe nói về những con voi bay và voi Airavata là con voi trắng mà nó trở thành vật cỡi của Thần Indra và xuất hiện từ nơi khuấy biển sửa. Do đó voi trắng được xem là có sức mạnh đặc biệt có thể tạo nên mưa. Trong xã hội Ấn Độ, voi được xem như vật mang đến điều tốt lành và thịnh vượng. Các vị vua sở hữu chúng và sử dụng chúng trong chiến tranh. Trong nghệ thuật tranh tượng Ấn giáo, vị thần đầu voi Gangpati hay Ganesh. Ở khía cạnh khác, tượng trưng cho phương diện thế tục của sức mạnh ấy, voi bị những vị thần khác như Mahakala, Vajra Bhairava dẫm lên trên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con voi trong văn hóa http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/khac-sau-... http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2005/9/162... http://taichinhcujut.daknong.gov.vn/index.php?lang... https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5... http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_it... http://bestiary.ca/etexts/druce1919-2/druce%20-%20... http://books.google.com/books?id=9TwhfvU08UcC&lpg=... http://www.hinduwebsite.com/hinduism/vedicgods.asp... http://thvl.vn/?p=403693 http://danviet.vn/khoa-hoc/chu-voi-den-lac-dan-tha...